->>>
Về cơ bản, cân bằng tải tên router là khả năng phân phối các gói tin trên các port có tuyến kết nối đến một địa chỉ đích nào đó. Điều này tối ưu việc sử dụng băng thông trên các tuyến kết nối khác nhau để tránh trường hợp lưu lượng thông tin ( traffic) làm quá tải ( overload) một tuyến truyền dẫn trong khi tuyến khác lại ở trạng thái rỗi. Tùy theo loại thiết bị và giao thức mà Router có thể thực hiện các cân bằng tải theo những giải thuật khác nhau nhưng nhìn chung chỉ có 2 loại : cân bằng tải trên các tuyến cùng khoảng cách , còn gọi là metric, ( equal cost load balancing) và cân bằng tải trên các tuyến khác metric. ( unequal load balancing).

Trong phạm vi giới hạn, bài viết chỉ đề cập đến cách thức Router chạy EGIRP thực hiện cân bằng tải trên các tuyến kết nối không cùng metric ( unequal load balancing).

Cân bằng tải trong EIGRP.

Hầu như tất cả các giao thức định tuyến ( Routing Protocol) đều hỗ trợ cân khả năng cân bằng tải trên các tuyến có khoảng cách bằng nhau. Thêm vào đó, bằng cách nhân thêm hệ số ( gọi là biến variance) vào các metric, IGRP và EIGRP còn có thể thực hiện cân bằng tải trên các tuyến kết nối khác nhau.

Lệnh variance đưa ra một tham số n ( user defined, ranging from 1 to 128) mà theo đó router sẽ cân bằng tải trên tất cả các tuyến có metric nhở hơn tích của tuyến có metric nhỏ nhất và n.

Giả sử có x1, x2, x3… tuyến từ A đến B, mỗi tuyến có metric là m1, m2, m3… thì các tuyến mà router sẽ thực hiện cân bằng tải phải có metric nhỏ hơn hoặc bằng

Metric of Eligible Load Balancing Links < Min (m1, m2, m3…) * n

Một điểm cấn lưu ý là khi đó việc phân phối dữ liệu qua các tuyến kết nối sẽ được thực hiện theo tỉ lệ tương xứng với metric của nó.

Một ví dụ minh họa như sau:



Trong sơ đồ trên, có 3 tuyến đến mạng X với metric như sau:
(hop-hop-hop/metric)

- E-B-A/30
- E-C-A/20
- E-D-A/45

Theo thường lệ, Router E sẽ chọn đường thứ 2, E-C-A/20, để chuyển các các gói tin đến mạng X, tuy vậy, bằng cách dùng lệnh variance, Rouer E cũng có thể thực hiện cân bằng tải qua tuyến E-B-A.

Cấu hình như sau:

router eigrp 1
network x.x.x.x
variance 2


Trong trường hợp này n bằng 2, metric nhỏ nhất của các tuyến Min (m1, m2, m3…) = 20 nên theo công thức trên Min (m1, m2, m3…) * n = 40, vậy 2 tuyến có thể cân bằng tải là E-C-A/20 và E-B-A/30.

Vậy nếu chọn n bằng 3, liệu Router có phân phối tải trên cả 3 tuyến hay không?

Câu trả lời là không với EIGRP do E-D-A/45 không phải là tuyến kế thích hợp (feasible successor ) sau tuyến chính E-C-A (successor). Phần này sẽ được giải thích chi tiết hơn trong các bài viết khác về EIGRP.

Sau khi đã chọn được các tuyến thích hợp Router sẽ phân phối tải dựa theo lệnh traffic-share.

Xét cấu hình sau:

router eigrp 1
network x.x.x.x
variance 2
traffic-share balanced

!... cân bằng tải trên các tuyến dựa theo tỉ lệ metric của chúng

Với đường E-C-A: 30/20 =3/2 =1
Với đường E-B-A: 30/30 =1

Do các tỉ số này được làm tròn về số nguyên ( integer) nên lúc này tải được cân bằng theo tỉ lệ 1-1 trên cả 2 tuyến.

Bây giờ giả sử, E-B=25 và B-A=15 thì metric tuyến E-B-A sẽ là 40 bằng với Min (m1, m2, m3…) * n = 40 nên sẽ bị loại ra khỏi danh sách các tuyến được phân phối tải. Tăng n lên 3 thì Router sẽ tiếp tục chia tải theo tỉ số 2/1 như sau:

- E-C-A : 40/20=2
- E-B-A: 40/40=1

Vậy cứ 2 gói tin được chuyển qua E-C-A thì lại có 1 gói qua E-B-A.

Trong cấu hình sau, Router chỉ gửi các gói tin qua tuyến nào co metric nhỏ nhất (E-C-A), ngay cả khi có nhiều tuyến khác nằm trong bảng Routing của nó.

router eigrp 1
network x.x.x.x
variance 3
traffic-share min across-interfaces

!... chỉ gửi gói tin qua tuyến có metric nhỏ nhất

Khi EIGRP là bản “Enhanced” của IGRP nên cơ chế và cách cấu hình cân bằng tải là như nhau.
<<<-